Đeo vòng bạc cho con thường xuyên, mẹ sẽ phải giật mình vì tác hại của nó

Mẹ sẽ không thể tưởng tượng được rằng chiếc vòng bạc tránh gió mà con hay đeo chính là "thủ phạm" gây hại đến sức khỏe con những ngày qua.

Có quan niệm tồn tại rất lâu trong dân gian rằng đeo vòng bạc giúp bé chống gió và chống cảm. Vì thế hầu như trẻ nhỏ nào cũng được bố mẹ đeo cho vòng bạc. Đúng là bạc có nhiều tác dụng tốt, song cái gì cũng có 2 mặt của nó.

Bạc có khả năng diệt khuẩn tốt

Từ thời xa xưa, bạc đã được dùng làm dụng cụ trên bàn ăn vì có khả năng khử trùng đồ uống và khử độc thức ăn cho vua chúa. Vì thế, khi đeo cho trẻ, bạc sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên người trẻ, làm tăng sức đề kháng cơ thể.

Bạc làm đèn báo tình trạng sức khoẻ

Đeo bạc

Màu của bạc chỉ ra tình trạng sức khoẻ của bé. (ảnh minh hoạ)

Dựa vào màu sắc của bạc đeo trên cổ trẻ, cha mẹ có thể đoán biết được tình trạng sức khoẻ và môi trường sống của con mình.

Bạc có khả năng khử khuẩn và kháng khuẩn tốt. Khi các tế bào trong cơ thể phân huỷ nhiều, chúng tạo ra H2S và SO2 làm bạc bị xỉn màu. Khi nhận thấy điều này, các mẹ cần nhanh chóng kiểm tra sức khoẻ và môi trường sống xung quanh của con.

Tuy nhiên, bạc không phải là toàn năng, nó cũng có “tác dụng phụ” của mình:

Gây bệnh liên quan đến xương và gan

Nhiều bậc phụ huynh khi mua cho con vòng bạc, thường không có kinh nghiệm chọn được loại vòng bạc nguyên chất mà hầu như bị pha tạp với những chất rất nguy hiểm như chì và cadmin. Những chất này cực độc cho cả người lớn.

Trong khi đó, trẻ nhỏ thường có thói quen cầm nắm, ngậm mọi thứ trong tầm tay, bao gồm cả chiếc vòng bạc trên tay hoặc cổ. Với 1 lượng nhỏ những chất độc kia, trẻ nhỏ sẽ có khả năng bị mắc các bệnh liên quan đến thận, xương và gan cao mà nặng hơn có thể là ung thư.

Gây viêm da, giảm lưu thông máu

Da trẻ sơ sinh nhạy cảm, dễ bị trầy xước, viêm da vì đeo vòng bạc. (ảnh minh hoạ)

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm vì thế nếu đeo đồ trang sức quá sớm, chúng sẽ làm vùng da quanh cổ hoặc cổ tay bị trầy xước và dẫn đến viêm da. Hơn nữa, da trẻ mỏng, nếu vòng bạc không được mịn và mảnh vừa đủ sẽ thiết vào mạch máu của trẻ, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Tổn thương phổi

Trong khí quyển có chứa các loại axit như axit sunfuric, axit nitric, khi tiếp xúc phải bạc sẽ bị phân huỷ thành những loại muối như sunfua bạc, nitrat bạc dễ tan trong nước. Các muối đó có thể làm hỏng da, sạm da, thậm chí khi ngửi phải ở nồng độ cao có thể làm tổn thương phổi.

Tuy nhiên, các mẹ không cần phải lo lắng quá nguy cơ này vì trong môi trường trong lành, lượng muối sinh ra thường rất ít, không gây nguy hại cho trẻ nhỏ.

PGS – TS Bùi Thị An (Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội) cho biết: “Theo truyền thống từ xưa, trẻ con và cả người lớn vẫn đeo bạc để làm đẹp và một số người quan niệm là để tránh gió độc. Thậm chí, khi thấy vòng bạc đeo bị đen lại thì mọi người nói là có vấn đề về sức khỏe. Trên thế giới, từ thời cổ đại đã có kết luận bạc và ion bạc có thể khử chất độc như nấm, vi khuẩn, virus, dùng bạc để khử độc. Thậm chí, trong cung đình ngày xưa, vua chúa vẫn dùng bạc để làm đũa hay bát nhằm tránh bị bỏ độc”.

Về thông tin đeo bạc giúp hấp thụ H2S tồn dư, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, PGS – TS Bùi Thị An nhận đinh: “Phản ứng có thể xảy ra nhưng phải có điều kiện mới xảy ra được. Nói chung bạc hay ion bạc có thể tác dụng với một số chất để tạo thành muối nhưng phải có điều kiện phản ứng. Ở điều kiện nhiệt đới với nhiệt độ, độ ẩm thì có thể nhưng là hãn hữu và cũng khó xảy ra. Còn việc vòng bạc, lắc bạc bị đen lại thì chúng tôi giải thích là do bạc hấp thụ một số chất trong đó có thể nhóm nào đó để tạo thành muối. Tuy nhiên, muối đó để gây độc thì khó, tôi chưa biết đến điều này”.

"Bạc thì không gây ảnh hưởng sức khỏe con người nhưng có thể một số nơi sản xuất vòng bạc, lắc bạc trôi nổi, giá quá rẻ đã pha lẫn tạp chất. Trước đây có thể cũng pha nhưng không nghe bất cứ ai bị dị ứng, còn bây giờ có thể pha tạp quá, nguyên tố pha vào thì không ai biết được và không ai lường trước được”, PGS, TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Bình luận của bạn

BÀI VIẾT KHÁC
Những sai lầm của mẹ khi cho con bú
Những sai lầm của mẹ khi cho con bú

27/03/2017

Nếu cho bú không đúng cách, trẻ không những chẳng thể nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá mà thậm chí, còn có thể tử vong trong một số trường hợp.

Sai lầm chết người của cha mẹ khi thấy con ho
Sai lầm chết người của cha mẹ khi thấy con ho

04/04/2017

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết ho không phải là dấu hiệu gì đáng sợ mà đôi khi còn là cách tống hết đờm, dịch ở họng ra ngoài nên cha mẹ đừng vội lo lắng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà cha mẹ cần biết
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà cha mẹ cần biết

05/04/2017

Ho gà thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm. Trước tình hình gia tăng các ca mắc, Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu khẩn cấp ngăn chặn căn bệnh này.

Sai lầm khi massage cho trẻ bằng dầu olive
Sai lầm khi massage cho trẻ bằng dầu olive

08/04/2017

Các chuyên gia tại Đại học Manchester (Anh) nói rằng cha mẹ đang đặt con trước nguy cơ mắc bệnh chàm eczema do massage bằng dầu olive hoặc dầu hướng dương.

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có thế gây ảnh hưởng đến não bộ
Trẻ sơ sinh khóc nhiều có thế gây ảnh hưởng đến não bộ

18/04/2017

Tất nhiên, bất cứ đứa trẻ sơ sinh nào cũng hay khóc, nhưng ở những múc độ khác nhau, có trẻ rất ít khi khóc, chúng chỉ khóc khi muốn đòi hỏi một điều gì đó, ngược lại cũng có trẻ khóc liên tục khiến ba mẹ mệt mỏi. Nhưng việc để trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không?

Cho trẻ ăn dặm đúng cách
Cho trẻ ăn dặm đúng cách

19/04/2017

Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu.

Làm gì khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn?
Làm gì khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn?

22/04/2017

Con tôi đã gần 3 tuổi nhưng rất hay bị táo bón. Tôi đã cho cháu ăn rất nhiều rau xanh mà hiện tượng trên vẫn không được cải thiện.

Dạy con về tình dục từ 2 tuổi
Dạy con về tình dục từ 2 tuổi

24/04/2017

Sự phát triển của cơ quan sinh dục kéo theo sự phát triển tâm lý và hành vi tình dục. Bản năng tình dục là bản năng tự nhiên tồn tại sẵn có trong cơ thể mỗi người.

Bé hai tháng tuổi khỏi bệnh lỵ không cần dùng thuốc
Bé hai tháng tuổi khỏi bệnh lỵ không cần dùng thuốc

10/07/2017

Kết luận con trai 2 tháng tuổi bị bệnh lỵ sau khi đi ngoài liên tục khiến chị Vân Anh và các bác sĩ đều bất ngờ.

Khi nào nên bỏ bỉm cho con?
Khi nào nên bỏ bỉm cho con?

10/07/2017

Nói lời tạm biệt với những chiếc bỉm bức bí cũng là một cột mốc đáng nhớ của bé.

8 thói quen tốt cha mẹ nên tập cho trẻ
8 thói quen tốt cha mẹ nên tập cho trẻ

15/07/2017

Những thói quen tốt sau sẽ giúp trẻ hình thành, phát triển nhân cách và biết yêu thương những người xung quanh hơn.

Nguy cơ trẻ bị còi xương và cách khắc phục
Nguy cơ trẻ bị còi xương và cách khắc phục

23/07/2017

Con trai tôi 5 tháng tuổi, được nuôi bằng sữa mẹ và ăn thêm bột từ lúc 4 tháng mỗi ngày 2 bữa, mỗi bữa 150ml.

Các mẹ cần biết về bệnh tử kỷ
Các mẹ cần biết về bệnh tử kỷ

15/08/2017

Người bệnh ít khi nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình trong một thế giới riêng, không để ý đến ai và không thích chơi với trẻ khác, tự lấy các đồ vật hoặc biết làm những việc sớm trước tuổi, Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói…

Cách vệ sinh mũi đúng cho trẻ nhỏ
Cách vệ sinh mũi đúng cho trẻ nhỏ

22/08/2017

Con cháu 8 tháng tuổi, cứ thay đổi thời tiết là con cháu bị hắt hơi nhiều, nghẹt mũi, khó bú. Cháu đưa con đi khám, bác sĩ kết luận bị viêm mũi.

Để cho con một khởi đầu tốt, mẹ chuẩn bị gì?
Để cho con một khởi đầu tốt, mẹ chuẩn bị gì?

21/12/2018

Để giúp con có được nền tảng sức khỏe vững chắc cho sự phát triển toàn diện, việc xây dựng hệ miễn dịch tự nhiên là điều mẹ được khuyến khích thực hiện.

Bài thuốc chữa trẻ đái dầm
Bài thuốc chữa trẻ đái dầm

20/12/2019

Đái dầm ở con trẻ là một điều phiền muộn của không ít các bậc cha mẹ.

Cách trữ sữa mẹ lâu dài cho trẻ
Cách trữ sữa mẹ lâu dài cho trẻ

09/03/2020

Khi mẹ bắt đầu cho con bú, sữa mẹ có thể dồi dào và nhiều hơn nhu cầu bé uống. Sản phụ có thể vắt sữa mẹ ra và trữ đông để có thể sử dụng cho con bú về lâu dài. Ðể làm được điều này một cách an toàn và vệ sinh, sản phụ nên nhớ những bước cơ bản sau:

Làm gì để không bị thiếu vitamin D?
Làm gì để không bị thiếu vitamin D?

27/06/2020

Thiếu hụt vitamin D trầm trọng gây ra còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên tình trạng thiếu vitamin D có thể dự phòng bằng cách tắm nắng đúng cách, sử dụng chế độ ăn hợp lý, đa dạng, cải thiện bữa ăn gia đình. Biết lựa chọn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Chế độ ăn cần có đủ chất đạm, vitamin, khoáng chất và đủ dầu mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin D.