Những mốc khám thai quan trọng theo chuẩn WHO mới nhất

Nếu như theo quy chuẩn hướng dẫn của WHO trước đây, phụ nữ mang thai chỉ cần thăm khám 4 lần thì con số này hiện nay đã tăng lên 8 lần. Vì sao lại như vậy?

Tổ chức Y tế thế giới WHO vừa đưa ra công bố mới nhất về những thông tin, hướng dẫn cho phụ nữ mang thai. Theo đó, mẹ bầu nên khám bác sỹ ít nhất 8 lần trong suốt thai kỳ, nếu thai kỳ hoàn toàn bình thường.

Trong số đó, 5 lần nên diễn ra vào quý thai kỳ thứ ba. Thông tin này khác biệt khá nhiều so với quy chuẩn hướng dẫn của WHO trước đây, phụ nữ mang thai chỉ nên thăm khám 4 lần.

Xem thêm : Các mốc siêu âm thai quan trọng

Ngoài ra, WHO nhấn mạnh nâng cao chất lượng mỗi lần khám, thay vì chỉ đi khám định kỳ đại khái. Có như vậy tỷ lệ những ca sinh nở bất thường sẽ giảm xuống hoặc được ngăn ngừa tối đa.

Khám thai

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám ít nhất 8 lần.

Trên thực tế, WHO dựa trên tỷ lệ thai chết lưu hoặc sản phụ tử vong tăng cao trong thời gian gần đây để đưa ra chỉ dẫn mới. Chỉ tính riêng tại Mỹ, có tới hơn 300.000 trường hợp tử vong liên quan tới việc mang thai trong năm 2016.

Số liệu liên quan tới việc trẻ chết lưu hoặc tử vong chỉ sau 28 ngày chào đời còn đáng báo động hơn. Con số lần lượt là 2,6 triệu và 2,7 triệu.

Cụ thể, bà bầu nên đi khám lần đầu vào tuần thai thứ 12. Và đặt lịch khám cụ thể vào khoảng thời gian tuần thai thứ 20, 26, 30, 34, 36, 38 và 40.

Đi khám thai nhiều có phải là lựa chọn thông minh?

Câu trả lời là cũng có thể. Nếu thăm khám bác sỹ thường xuyên, các vấn đề bất thường được phát hiện sớm hơn. Bạn có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của thai nhi, đồng thời điều chỉnh lối sống của bạn cho phù hợp, lành mạnh với điều kiện sức khỏe thực tế.

Nói về lối sống lành mạnh của bà bầu, WHO cũng đưa ra những chỉ dẫn hữu ích. Theo đó, phụ nữ mang thai nên uống viên bổ sung axit folic hàng ngày, tiêm ngừa uốn ván, xét nghiệm đường huyết, sử dụng kháng sinh hợp lý nếu phát hiện vi khuẩn, vi rút tấn công cơ thể.  Ngoài ra, đặc biệt không sử dụng thuốc lá, rượu bia trong suốt thai kỳ. 

Bình luận của bạn

BÀI VIẾT KHÁC
Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu
Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu

05/04/2017

Ngô ngọt rất giàu các loại vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ mang thai.

Dinh dưỡng cho mẹ mang thai quyết định sự phát triển của con
Dinh dưỡng cho mẹ mang thai quyết định sự phát triển của con

06/04/2017

Một trong những nguyên nhân của tình trạng bé lớn lên thấp còi là do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý trong thời gian mang thai và cho con bú.

Muốn đẻ con thông minh hơn bố mẹ, bà bầu phải biết những điều này!
Muốn đẻ con thông minh hơn bố mẹ, bà bầu phải biết những điều này!

11/04/2017

Ngay từ trong bụng mẹ, não bộ thai nhi đã phát triển gần như hoàn toàn. Vì vậy, muốn con thông minh, mẹ phải chú ý từ khi mang bầu.

Có nên ăn ốc khi mang thai?
Có nên ăn ốc khi mang thai?

19/04/2017

Theo quan niệm dân gian, người mẹ khi mang thai không nên ăn ốc vì dễ sinh ra em bé bị rớt dãi.

Ba căn bệnh bà bầu dễ mắc có thể đe dọa tính mạng thai nhi
Ba căn bệnh bà bầu dễ mắc có thể đe dọa tính mạng thai nhi

04/05/2017

Viêm nhiễm phụ khoa, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ là những căn bệnh nguy hiểm phụ nữ mang thai cần thận trọng.

Sảy thai vì ngại khám phụ khoa
Sảy thai vì ngại khám phụ khoa

19/04/2017

Phần lớn các bà bầu chỉ chăm chăm đi siêu âm để thấy hình con, mà không hề nghĩ đến nguy cơ những viêm nhiễm phụ khoa thông thường có thể khiến bà bầu mất con do sảy thai, đẻ non, vỡ ối…

Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?
Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?

21/04/2017

Bộ Y tế khuyến cáo, một phụ nữ mang thai khi tính đến phương án xét nghiệm Zika thì chỉ nên thực hiện nếu đang mang thai trong ba tháng đầu có dấu hiệu: sốt phát ban hoặc các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc; đang sinh sống hoặc đã đến những vùng có dịch; đã quan hệ với chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm dương tính với Zika.

Đau mắt đỏ khi mang thai
Đau mắt đỏ khi mang thai

13/06/2017

Tôi đang mang thai tháng thứ 6 thì bị đau mắt đỏ. Xin hỏi quý báo, tôi nên làm gì để bệnh nhanh khỏi và liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không?

Giúp mẹ hiểu thêm về siêu âm 3D và 4D
Giúp mẹ hiểu thêm về siêu âm 3D và 4D

24/07/2017

Việc nhìn ngắm con yêu qua những hình ảnh siêu âm 3D và siêu âm 4D là một niềm vui khó tả của các bà mẹ. Ngoài ưu điểm là mang lại những khung hình sống động, mẹ cũng cần tìm hiểu những lợi ích khác của siêu âm 3D và 4D, đồng thời nắm rõ những thời điểm tốt nhất để tiến hành

Những nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai
Những nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai

06/04/2018

Nguyên nhân sẩy thai thường khó tìm, đến cả thầy thuốc nhiều khi cũng không thể giải thích, nhất là với trường hợp sẩy thai sớm

6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai
6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai

25/12/2019

Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt nhất để khi sinh con của chúng ta được khỏe mạnh.

Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai
Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai

13/01/2020

Mất ngủ, khó ngủ dường như là nỗi sợ hãi mà rất nhiều bà bầu gặp phải, nhất là những người đang ở vào giai đoạn cuối thai kỳ.

3 bệnh dễ mắc khi mang thai
3 bệnh dễ mắc khi mang thai

12/03/2020

Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi nhiều.

Bổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ý
Bổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ý

01/07/2020

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.