Dinh dưỡng cho mẹ mang thai quyết định sự phát triển của con

Một trong những nguyên nhân của tình trạng bé lớn lên thấp còi là do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý trong thời gian mang thai và cho con bú.

Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hiệu quả và cân bằng sẽ giúp hành trình mang thai và làm mẹ được trọn vẹn.

Dinh dưỡng của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi trải qua những giai đoạn phát triển vượt bậc về trí não, các cơ quan, khung xương… Những giai đoạn phát triển này đòi hỏi một lượng không nhỏ năng lượng và dưỡng chất.

Điển hình như từ tuần thứ 20 trở đi, não bộ của bé tăng gấp 6 lần cả về kích thước và khối lượng. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này cũng tăng cao. Trong khi đó, nguồn dinh dưỡng của bé trong thời kì này phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Vì vậy, có thể nói dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn thai kỳ đóng vai trò quyết định tới sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Nói về ảnh hưởng của dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai và cho con bú, bên cạnh các vấn đề về chế độ ăn uống thông thường, có không ít mẹ cũng băn khoăn có nên dùng sữa để bổ sung thêm dưỡng chất cho con. Một nghiên cứu gần đây về “Tác động của sữa bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai đến tình trạng sức khỏe của bé sơ sinh và thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ” đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng tới tình trạng bé sơ sinh và hiệu quả nuôi con bú.

Theo đó, 228 bà mẹ Việt Nam tham gia chương trình hỗ trợ cho con bú bằng sữa mẹ, mỗi người mẹ được hỗ trợ uống 2 ly Similac Mom mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai tới 3 tháng sau khi sinh và cho con bú. Kết quả nghiên cứu cho thấy: bé được sinh ra với các số đo phát triển tốt và khỏe mạnh hơn (cân nặng và chu vi vòng đầu đạt chuẩn); nuôi con bằng sữa mẹ có hiệu quả tốt và thành công; không gây thừa cân ở mẹ và giúp mẹ quản lý được cân nặng và vóc dáng sau sinh tốt hơn.

Theo TS. Low Yen Ling, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Abbott Nutrition châu Á Thái Bình Dương: “Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thông qua các nguồn thực phẩm đa dạng hàng ngày, các công thức bổ sung dinh dưỡng như Similac Mom có thể giúp mẹ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của cơ thể trong thời gian mang thai và cho con con bú một cách ổn định và đầy đủ”.

Những hiểu lầm về dinh dưỡng thai kỳ

Dù có khá nhiều nguồn tham khảo thông tin dinh dưỡng, tuy nhiên trong thời gian qua chưa có một nguồn mang tính chuẩn hoá về mặt khoa học và phù hợp với văn hoá và thể trạng của người Việt. Do đó, nhiều mẹ vẫn hiểu lầm về dinh dưỡng thai kỳ. Điển hình như, nhiều mẹ cho rằng càng ăn nhiều càng tốt cho con.

Chuyên gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cho biết, các bà mẹ không cần ăn quá nhiều mà nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm sao cho cân bằng được các nhóm chất protein, gluxit, lipit, các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, vị này cũng chỉ ra những sai lầm phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú như kiêng khem quá mức hoặc có nhiều người lại không được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, thậm chí có cả trường hợp vẫn sử dụng chất kích thích (cà phê, trà đặc, rượu…).

Nhằm góp phần giúp các mẹ tránh những hiểu lầm, thực hành dinh dưỡng đúng cách, Bộ Y tế cùng với sự hỗ trợ kiến thức khoa học và tài chính từ công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu Abbott, đã bước đầu ban hành dướng dẫn quốc gia đầu tiên về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú. Đây là hướng dẫn mang tính quốc gia đầu tiên nhằm chuẩn hoá việc cung cấp thông tin, kiến thức cho các bác sĩ, hộ sinh, điều dưỡng trong quá trình chăm sóc và tư vấn cho các thai phụ và bà mẹ cho con bú.

Bộ Y tế sẽ tổ chức các hội thảo phổ biến cho cán bộ y tế trên cả nước nhằm triển khai sâu rộng hướng dẫn này đến các cấp tỉnh, cấp huyện. Từ đó, khi đi khám ở các cơ sở y tế tại các cấp, các mẹ có thai và cho con bú sẽ có thể tiếp cận được chế độ chăm sóc và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng này để nâng cao kiến thức, tránh những hiểu lầm thực hành dinh dưỡng.

Hoạt động thiết thực này từ Bộ Y tế cùng các cơ quan hữu quan được kỳ vọng giúp nâng cao sức khoẻ và đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh cho trẻ em Việt Nam từ những năm tháng đầu đời, nhằm triển khai có hiệu quả chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bình luận của bạn

BÀI VIẾT KHÁC
Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu
Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu

05/04/2017

Ngô ngọt rất giàu các loại vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ mang thai.

Muốn đẻ con thông minh hơn bố mẹ, bà bầu phải biết những điều này!
Muốn đẻ con thông minh hơn bố mẹ, bà bầu phải biết những điều này!

11/04/2017

Ngay từ trong bụng mẹ, não bộ thai nhi đã phát triển gần như hoàn toàn. Vì vậy, muốn con thông minh, mẹ phải chú ý từ khi mang bầu.

Những mốc khám thai quan trọng theo chuẩn WHO mới nhất
Những mốc khám thai quan trọng theo chuẩn WHO mới nhất

17/04/2017

Nếu như theo quy chuẩn hướng dẫn của WHO trước đây, phụ nữ mang thai chỉ cần thăm khám 4 lần thì con số này hiện nay đã tăng lên 8 lần. Vì sao lại như vậy?

Có nên ăn ốc khi mang thai?
Có nên ăn ốc khi mang thai?

19/04/2017

Theo quan niệm dân gian, người mẹ khi mang thai không nên ăn ốc vì dễ sinh ra em bé bị rớt dãi.

Ba căn bệnh bà bầu dễ mắc có thể đe dọa tính mạng thai nhi
Ba căn bệnh bà bầu dễ mắc có thể đe dọa tính mạng thai nhi

04/05/2017

Viêm nhiễm phụ khoa, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ là những căn bệnh nguy hiểm phụ nữ mang thai cần thận trọng.

Sảy thai vì ngại khám phụ khoa
Sảy thai vì ngại khám phụ khoa

19/04/2017

Phần lớn các bà bầu chỉ chăm chăm đi siêu âm để thấy hình con, mà không hề nghĩ đến nguy cơ những viêm nhiễm phụ khoa thông thường có thể khiến bà bầu mất con do sảy thai, đẻ non, vỡ ối…

Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?
Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?

21/04/2017

Bộ Y tế khuyến cáo, một phụ nữ mang thai khi tính đến phương án xét nghiệm Zika thì chỉ nên thực hiện nếu đang mang thai trong ba tháng đầu có dấu hiệu: sốt phát ban hoặc các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc; đang sinh sống hoặc đã đến những vùng có dịch; đã quan hệ với chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm dương tính với Zika.

Đau mắt đỏ khi mang thai
Đau mắt đỏ khi mang thai

13/06/2017

Tôi đang mang thai tháng thứ 6 thì bị đau mắt đỏ. Xin hỏi quý báo, tôi nên làm gì để bệnh nhanh khỏi và liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không?

Giúp mẹ hiểu thêm về siêu âm 3D và 4D
Giúp mẹ hiểu thêm về siêu âm 3D và 4D

24/07/2017

Việc nhìn ngắm con yêu qua những hình ảnh siêu âm 3D và siêu âm 4D là một niềm vui khó tả của các bà mẹ. Ngoài ưu điểm là mang lại những khung hình sống động, mẹ cũng cần tìm hiểu những lợi ích khác của siêu âm 3D và 4D, đồng thời nắm rõ những thời điểm tốt nhất để tiến hành

Những nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai
Những nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai

06/04/2018

Nguyên nhân sẩy thai thường khó tìm, đến cả thầy thuốc nhiều khi cũng không thể giải thích, nhất là với trường hợp sẩy thai sớm

6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai
6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai

25/12/2019

Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt nhất để khi sinh con của chúng ta được khỏe mạnh.

Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai
Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai

13/01/2020

Mất ngủ, khó ngủ dường như là nỗi sợ hãi mà rất nhiều bà bầu gặp phải, nhất là những người đang ở vào giai đoạn cuối thai kỳ.

3 bệnh dễ mắc khi mang thai
3 bệnh dễ mắc khi mang thai

12/03/2020

Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi nhiều.

Bổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ý
Bổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ý

01/07/2020

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.