Ba căn bệnh bà bầu dễ mắc có thể đe dọa tính mạng thai nhi

Viêm nhiễm phụ khoa, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ là những căn bệnh nguy hiểm phụ nữ mang thai cần thận trọng.

Trong quá trình mang thai, người mẹ có thể mắc một số bệnh một cách tự nhiên, khó kiểm soát. Nếu không kiểm soát bệnh tốt, chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng, tác động tiêu cực tới cả mẹ và con.

Viêm nhiễm phụ khoa

Theo thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Bệnh viện Phụ sản, Hà Nội, khoảng 20% phụ nữ đang mang thai gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân là sự tăng đột biến các hormone trong thai kỳ khiến cho vùng kín của phụ nữ nhạy cảm hơn nên dễ bị mắc bệnh nhiễm trùng.

“Sản phụ bị viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng viêm ngược dòng từ âm đạo lên tử cung. Gây ra tình trạng vỡ ối non, đẻ non hoặc sảy thai”, bác sĩ Cường nói.

Theo các chuyên gia sản khoa, viêm nhiễm khi mang bầu còn có thể khiến con sinh ra kém khỏe mạnh. Một số vi khuẩn có thể xuyên qua màng ối cư trú trong đường hô hấp của thai nhi. Khi bé ra đời các loại vi khuẩn này sẽ có cơ hội gây bệnh viêm phổi sơ sinh, rất nguy hiểm.

Sản phụ có thể phòng tránh được nguy cơ viêm nhiễm khi mang bầu bằng cách tự mua que thử pH. Nếu thấy dấu hiệu mất cân bằng pH, bà bầu nên đi khám phụ khoa để biết được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong quá trình mang thai, chị em nên đi khám phụ khoa 3 tháng một lần.

Ba căn bệnh bà bầu dễ mắc có thể đe dọa tính mạng thai nhi

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường trong giai đoạn mang thai xảy ra khi lượng glucose trong máu tăng cao cao do người mẹ không thể tiết đủ insulin (phụ nữ mang thai cần insulin nhiều gấp hai đến ba lần người không mang thai).

Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, sau khi sinh, đứa trẻ có thể phải đối mặt nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng như vai bị trật khớp (vì bé quá to nên không vừa đường sinh), lượng glucose cực thấp, bệnh vàng da kéo dài, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp.

Tiểu đường thai kỳ chỉ tạm thời và thường biến mất sau khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ 50-60% mắc tiểu đường tuýp 2 sau này.

Thạc sĩ Cường cho biết tiểu đường thai kỳ thường bắt đầu vào 3 tháng cuối. Bác sĩ thường kiểm tra bệnh trong tuần thứ 24-28. Phụ thuộc vào kết quả kiểm tra, thai phụ cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc phải dùng thuốc.

Tiền sản giật

Theo các chuyên gia, tiền sản giật xảy ra khi phụ nữ bị huyết áp cao và xuất hiện đạm trong nước tiểu. Chứng bệnh này còn được gọi là nhiễm độc thai nghén hoặc cao huyết áp do thai kỳ, xảy ra trong khoảng tuần thai 20, đôi khi sớm hơn. Khoảng 5-8% phụ nữ mang thai mắc chứng này.

Tiền sản giật có thể nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé nếu không được chữa trị. Các biến chứng như chảy máu (các vấn đề về máu), tổn thương nhau thai, và gây hại cho gan. Thai nhi cũng có thể gặp biến chứng nếu sinh quá non.

Triệu chứng thường gặp của tiền sản giật gồm đau đầu dai dẳng, tay và mặt sưng phồng bất thường, tăng cân đột ngột hay khả năng nhìn thay đổi.

Nếu bị nhẹ, thai phụ được khuyến cáo điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống. Ở mức độ nặng, bênh sẽ xuất hiện các biến chứng như suy thai, đau bụng, động kinh, giảm chức năng thận, hoặc xuất hiện dịch trong phổi.

Khi đó, thai phụ phải tới bệnh viện để theo dõi qua máy. Bệnh nhân có thể được tiêm tĩnh mạch để hạ huyết áp, hoặc steroid để giúp phổi thai nhi phát triển nhanh hơn.

Sinh con có thể là lựa chọn an toàn nhất nếu tiền sản giật gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, ngay cả khi em bé chưa đủ tháng. Do đó, khi mang thai, chị em nên tới bác sĩ nếu thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng đau bụng trong thai kỳ.

Bình luận của bạn

BÀI VIẾT KHÁC
Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu
Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu

05/04/2017

Ngô ngọt rất giàu các loại vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ mang thai.

Dinh dưỡng cho mẹ mang thai quyết định sự phát triển của con
Dinh dưỡng cho mẹ mang thai quyết định sự phát triển của con

06/04/2017

Một trong những nguyên nhân của tình trạng bé lớn lên thấp còi là do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý trong thời gian mang thai và cho con bú.

Muốn đẻ con thông minh hơn bố mẹ, bà bầu phải biết những điều này!
Muốn đẻ con thông minh hơn bố mẹ, bà bầu phải biết những điều này!

11/04/2017

Ngay từ trong bụng mẹ, não bộ thai nhi đã phát triển gần như hoàn toàn. Vì vậy, muốn con thông minh, mẹ phải chú ý từ khi mang bầu.

Những mốc khám thai quan trọng theo chuẩn WHO mới nhất
Những mốc khám thai quan trọng theo chuẩn WHO mới nhất

17/04/2017

Nếu như theo quy chuẩn hướng dẫn của WHO trước đây, phụ nữ mang thai chỉ cần thăm khám 4 lần thì con số này hiện nay đã tăng lên 8 lần. Vì sao lại như vậy?

Có nên ăn ốc khi mang thai?
Có nên ăn ốc khi mang thai?

19/04/2017

Theo quan niệm dân gian, người mẹ khi mang thai không nên ăn ốc vì dễ sinh ra em bé bị rớt dãi.

Sảy thai vì ngại khám phụ khoa
Sảy thai vì ngại khám phụ khoa

19/04/2017

Phần lớn các bà bầu chỉ chăm chăm đi siêu âm để thấy hình con, mà không hề nghĩ đến nguy cơ những viêm nhiễm phụ khoa thông thường có thể khiến bà bầu mất con do sảy thai, đẻ non, vỡ ối…

Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?
Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?

21/04/2017

Bộ Y tế khuyến cáo, một phụ nữ mang thai khi tính đến phương án xét nghiệm Zika thì chỉ nên thực hiện nếu đang mang thai trong ba tháng đầu có dấu hiệu: sốt phát ban hoặc các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc; đang sinh sống hoặc đã đến những vùng có dịch; đã quan hệ với chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm dương tính với Zika.

Đau mắt đỏ khi mang thai
Đau mắt đỏ khi mang thai

13/06/2017

Tôi đang mang thai tháng thứ 6 thì bị đau mắt đỏ. Xin hỏi quý báo, tôi nên làm gì để bệnh nhanh khỏi và liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không?

Giúp mẹ hiểu thêm về siêu âm 3D và 4D
Giúp mẹ hiểu thêm về siêu âm 3D và 4D

24/07/2017

Việc nhìn ngắm con yêu qua những hình ảnh siêu âm 3D và siêu âm 4D là một niềm vui khó tả của các bà mẹ. Ngoài ưu điểm là mang lại những khung hình sống động, mẹ cũng cần tìm hiểu những lợi ích khác của siêu âm 3D và 4D, đồng thời nắm rõ những thời điểm tốt nhất để tiến hành

Những nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai
Những nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai

06/04/2018

Nguyên nhân sẩy thai thường khó tìm, đến cả thầy thuốc nhiều khi cũng không thể giải thích, nhất là với trường hợp sẩy thai sớm

6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai
6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai

25/12/2019

Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt nhất để khi sinh con của chúng ta được khỏe mạnh.

Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai
Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai

13/01/2020

Mất ngủ, khó ngủ dường như là nỗi sợ hãi mà rất nhiều bà bầu gặp phải, nhất là những người đang ở vào giai đoạn cuối thai kỳ.

3 bệnh dễ mắc khi mang thai
3 bệnh dễ mắc khi mang thai

12/03/2020

Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi nhiều.

Bổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ý
Bổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ý

01/07/2020

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.