Sinh mổ có thể sinh tối đa được mấy lần?

Ngày nay, nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ vì rất nhiều lý do như sợ đau, chọn ngày đẹp,… mà không hề biết rằng sinh mổ có một nhược điểm là bị hạn chế số lần sinh. Vậy bà bầu sinh mổ tối đa được mấy lần? Để làm rõ được vấn đề này, các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ưu điểm, nhược điểm của sinh mổ

Sinh mổ được coi là một phương pháp có khá nhiều ưu điểm:

– Được sử dụng cho những mẹ bầu gặp phải vấn đề bất thường như: biến chứng thai kỳ, thai nhi dị tật, con to,…

– Mẹ bầu không mất nhiều thời gian hay phải chịu đau đớn trong quá trình chuyển dạ. Một cuộc sinh mổ bình thường chỉ mất khoảng 30 phút trong khi sinh thường có thể lên tới hàng chục tiếng.

Ngoài những ưu điểm nêu trên thì nhược điểm của sinh mổ cũng hề nhỏ:

– Thuốc gây mê sử dụng trong sinh mổ có khá nhiều tác dụng phụ là ảnh hưởng tới sữa mẹ, tụt huyết áp, gây dị ứng…

– Mẹ bầu đã từng sinh mổ một lần thì trong những lần mang thai sau sẽ phải tiếp tục sử dụng phương pháp này.

– Di chứng sau sinh nhiều: nhiễm trùng vết mổ, viêm bàng quang, dính tử cung,…

– Có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng thai kỳ trong lần mang thai sau hơn những mẹ sinh thường.

– Mẹ bầu sinh mổ thường phải mất vài ngày sau sinh, ngực mới bắt đầu sản xuất sữa do cơ thể còn chưa hồi phục.

Sinh mổ được mấy lần

Chính vì những nhược điểm nêu trên mà các mẹ bầu chỉ nên lựa chọn sinh mổ trong trường hợp bắt buộc, bao gồm:

  • Mang song thai hoặc đa thai.
  • Gặp phải biến chứng thai kỳ: Nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, suy thai, sa dây rốn,…
  • Đã từng sinh mổ.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh thận, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,..
  • Thai nhi quá to.
  • Khung xương chậu nhỏ hẹp.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Ngôi thai không thuận.
  • Mẹ bầu sinh non.

Sinh mổ tối đa được mấy lần?

Những mẹ bầu sinh mổ, tử cung thường bị tổn thương và khó phục hồi hơn sinh thường. Vì vết sẹo do sinh mổ gây ra đã trở thành “yếu điểm” trên thành tử cung. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu sinh mổ thường bị hạn chế số lần sinh.

Trên thực tế, số lần sinh mổ sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ cũng như tình trạng vết mổ. Với những mẹ bầu khỏe mạnh, lần sinh mổ trước không có biến chứng gì thì có thể sinh mổ từ 3 – 4 lần. Nhưng thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến cáo cho các mẹ bầu chỉ nên sinh mổ từ 2 – 3 lần.

Có một vấn đề mẹ bầu cần biết rắng sồ lần sinh mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải biến chứng trong lần mang thai và sinh con sau. Đó có thể là các biến chứng thai kỳ như nứt vỡ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bong non… hay các bất thường sau sinh như viêm dính tử cung, đau nhức vết mổ,…

Ngoài ra, bên cạnh việc chú ý tới số lần sinh mổ, mẹ cũng cần quan tâm tới khoảng cách giữa 2 lần sinh. Để vết sẹo trên thành tử cung hoàn toàn hồi phục, hai lần sinh mổ của mẹ cần cách ít nhất là 2 năm nhé.

Bình luận của bạn

BÀI VIẾT KHÁC
7 quan niệm sai lầm về thụ thai
7 quan niệm sai lầm về thụ thai

25/03/2017

Stress, cafe hay tập thể dục không phải là thủ phạm chính khiến bạn không thể đậu thai.

Thời điểm phụ nữ dễ thụ thai nhất
Thời điểm phụ nữ dễ thụ thai nhất

25/03/2017

Chọn đúng ngày rụng trứng để “yêu” sẽ giúp các cặp đôi tăng cơ hội thụ thai.

Phương pháp mới giúp tăng khả năng mang thai
Phương pháp mới giúp tăng khả năng mang thai

02/04/2017

Hai người phụ nữ được cho là không còn khả năng sinh sản đã mang thai nhờ kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào buồng trứng.

Trường hợp nào nên sàng lọc trước sinh?
Trường hợp nào nên sàng lọc trước sinh?

06/10/2020

Cùng với tiến bộ của y học, hiện nay nhiều dị tật bẩm sinh ở trẻ em đã giảm thiểu bằng các phương pháp sàng lọc trước và trong khi phụ nữ mang thai. Vậy trường hợp nào nên sàng lọc trước sinh, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh?