Phương pháp mới giúp tăng khả năng mang thai

Hai người phụ nữ được cho là không còn khả năng sinh sản đã mang thai nhờ kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào buồng trứng.

Hai phụ nữ giấu tên được tiêm vào buồng trứng và tử cung một lượng huyết tương đã được làm giàu tiểu cầu từ chính máu của mình thông qua liệu pháp PRP (Platelet Rich Plasma - huyết tương giàu tiểu cầu).

Đây là lần đầu tiên có một phương pháp cho phép phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh có thể mang thai bằng chính trứng của mình. Nếu thành công, kỹ thuật này có thể cho phép phụ nữ giữ được khả năng sinh sản lâu hơn và là hy vọng cho những người bị mãn kinh sớm.

Kỹ thuật này được thực hiện tại Genesis Athens Clinic, một bệnh viện tư nhân ở Hy Lạp. Tiến sĩ Kostantinos Sfakianoudis, giám đốc bệnh viện, cho biết đã có khoảng 180 phụ nữ được điều trị theo kỹ thuật này với hy vọng có thể mang thai. Một số người khác thực hiện kỹ thuật này đơn giản chỉ muốn kiểm soát các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi, đau nhức xương khớp, bạc tóc, rụng tóc.

Tiến sĩ Sfakianoudis chia sẻ hôm: “Chúng tôi có hai trường hợp đã mang thai, một người đang ở tháng thứ sáu thai kỳ, người còn lại sảy thai ở tháng thứ ba. Đây là hai phụ nữ đầu tiên mang thai thành công, nhưng rất nhiều người mãn kinh đã có kinh nguyệt trở lại, nồng độ hormone estrogen cũng được cải thiện”.

Các nhà khoa học vẫn không hiểu rõ tại sao huyết tương có thể làm trẻ hóa cơ quan sinh sản. Một lý do được đưa ra là huyết tương rất có thể đã kích thích các tế bào gốc trong buồng trứng, khiến sản sinh ra nhiều trứng hơn.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào buồng trứng liệu có thể tạo ra cuộc cách mạng để cải thiện nhu cầu sinh sản hay không?

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào buồng trứng liệu có thể tạo ra cuộc cách mạng để cải thiện nhu cầu sinh sản hay không?

Người phụ nữ 40 tuổi đến từ Đức, một trong hai người mang thai, mong muốn có thêm con trong hơn 6 năm qua. Cô đã trải qua 6 lần thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Sau khi điều trị ở Athens, cô trở về nhà để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thêm một lần nữa. Kết quả, dưới sự kích thích của hormone, cô rụng ba trứng và một trong số đó đã được cấy ghép thành công.

Cô chia sẻ: "Đó như là một là một phép lạ. Tôi từng mất hy vọng rằng mình có thể tiếp tục mang thai trước khi đến Athens, nhưng giờ đây, mọi thứ đều ổn và đó là một bé gái”.

Người thứ hai, 39 tuổi đến từ Hà Lan, tìm đến kỹ thuật điều trị này vì trong 4 năm qua cô không hề có kinh nguyệt và đã có những dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh. Tháng 12/2016, cô được điều trị và bắt đầu có kinh nguyệt trở lại. Cô cũng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và đã có thai. Nhưng thật không may, cô đã bị sảy thai hồi tháng 3.

Tuy nhiên, tiến sĩ John Randolph thuộc Đại học Michigan (Mỹ), cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận chính thức trước về tính khả thi của kỹ thuật này trước khi các cuộc thử nghiệm được tiến hành một cách nghiêm ngặt.

Liệu pháp PRP được thực hiện bằng cách lấy máu của chính người bệnh, đưa qua thiết bị lọc tạp chất và tập trung tiểu cầu với nồng độ cao. Lượng tiểu cầu này sau khi sàng lọc sẽ được đưa trở lại cơ thể để kích thích sự hình thành các tế bào mới thay cho tế bào cũ đã lão hóa hay tổn thương.

Hiện nay, liệu pháp PRP đang được ứng dụng rất rộng rãi trong y khoa như làm lành nhanh các vết thương do tai nạn hay sau phẫu thuật, kích thích sự phát triển của mô và mạch máu bị tổn thương. Trong lĩnh vực làm đẹp, PRP thúc đẩy sự tăng sinh tế bào, collagen, giúp trẻ hóa làn da.

Bình luận của bạn

BÀI VIẾT KHÁC
7 quan niệm sai lầm về thụ thai
7 quan niệm sai lầm về thụ thai

25/03/2017

Stress, cafe hay tập thể dục không phải là thủ phạm chính khiến bạn không thể đậu thai.

Thời điểm phụ nữ dễ thụ thai nhất
Thời điểm phụ nữ dễ thụ thai nhất

25/03/2017

Chọn đúng ngày rụng trứng để “yêu” sẽ giúp các cặp đôi tăng cơ hội thụ thai.

Sinh mổ có thể sinh tối đa được mấy lần?
Sinh mổ có thể sinh tối đa được mấy lần?

18/04/2017

Ngày nay, nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ vì rất nhiều lý do như sợ đau, chọn ngày đẹp,… mà không hề biết rằng sinh mổ có một nhược điểm là bị hạn chế số lần sinh. Vậy bà bầu sinh mổ tối đa được mấy lần? Để làm rõ được vấn đề này, các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trường hợp nào nên sàng lọc trước sinh?
Trường hợp nào nên sàng lọc trước sinh?

06/10/2020

Cùng với tiến bộ của y học, hiện nay nhiều dị tật bẩm sinh ở trẻ em đã giảm thiểu bằng các phương pháp sàng lọc trước và trong khi phụ nữ mang thai. Vậy trường hợp nào nên sàng lọc trước sinh, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh?