Tuyệt đối không dùng những thuốc sau khi sốt xuất huyết

Tôi lớn lên ở vùng sông nước, xung quanh nơi tôi ở thường có người mắc sốt xuất huyết (SXH).

Tôi nghe nói có một vài loại thuốc không được dùng cho người bệnh SXH. Vậy đó là những thuốc nào, mong quý báo chỉ dẫn. Tôi xin cảm ơn.

Nguyễn Lụa (Đồng Tháp)

SXH gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu. Việc dùng thuốc nhằm để cân bằng lại các rối loạn đó và chống lại các triệu chứng bất lợi. Tuy nhiên phải dùng đúng thuốc, nếu dùng sai thuốc hoặc dùng các thuốc chống chỉ định với bệnh SXH thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu khiến bệnh trầm trọng thêm, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Thông thường bệnh nhân SXH phải nhập viện và điều trị theo phác đồ của thầy thuốc. Tuy nhiên có những trường hợp mới chớm mắc bệnh, chưa được chẩn đoán SXH, thường tự điều trị tại nhà, dễ dùng phải những thuốc bất lợi cho bệnh SXH. Do vậy, mọi người đều cần biết những thuốc thông thường nào không được dùng cho người bệnh SXH, để có ý thức dùng thuốc, nhất là dân cư vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long như bạn.

Sốt xuât huyết

Các thuốc không được dùng khi mắc SXH là:

Aspirin: có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Do vậy, trong SXH, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng tuyệt đối cấm dùng vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: đa số các thuốc trong nhóm như: diclofenac, diffunisal, fenoprofen, flurbiprofen, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, mefenamic acid, naproxen, piroxacam... cũng có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau, giảm viêm. Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức độ khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong SXH khó cầm. Do vậy không dùng nhóm thuốc này trong điều trị SXH.

Thuốc kháng sinh: SXH do virut gây ra mà kháng sinh lại để diệt vi khuẩn, không có tác dụng trong điều trị SXH. Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virut, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt ngược lại làm cho virut phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh trong máu cao, dễ gây tai biến.

Bình luận của bạn

BÀI VIẾT KHÁC
Những bất thường nơi.... vùng kín
Những bất thường nơi.... vùng kín

19/04/2017

Những biểu hiện bất thường nơi... vùng kín sẽ khiến các chị em khó chịu và phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm...

Bài thuốc trị ngứa vùng kín
Bài thuốc trị ngứa vùng kín

19/04/2017

Ngứa ngáy không dứt ở âm đạo của phụ nữ gọi là bệnh ngứa âm đạo, đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Những bài thuốc trị bệnh sùi mào gà
Những bài thuốc trị bệnh sùi mào gà

20/04/2017

Trong y học cổ truyền, sùi mào gà thuộc phạm vi các chứng “táo vưu”, “tao hậu”, “táo hậu”... Về mặt trị liệu, nguyên tắc chung là phải thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tán kết bằng các phương pháp cụ thể như sau:

Những xét nghiệm cần thực hiện trước khi kết hôn
Những xét nghiệm cần thực hiện trước khi kết hôn

21/04/2017

Nếu bạn dự định kết hôn, điều trước tiên là phải cân nhắc về độ tuổi.

Tìm ra phương pháp tiêu diệt virus HIV
Tìm ra phương pháp tiêu diệt virus HIV

04/05/2017

Các nhà khoa học Mỹ loại bỏ virus HIV thành công trên động vật sống bằng cách sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR.

Triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai
Triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai

08/05/2017

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Hiểm họa khi 'yêu' không an toàn
Hiểm họa khi 'yêu' không an toàn

08/05/2017

Quan hệ tình dục không an toàn có thể làm tăng cơ hội lây nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm.

5 dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm
5 dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm

08/06/2017

Có nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng các dấu hiệu bệnh lại rất mờ nhạt, vì vậy dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thông thường nên chị em hay bỏ qua.

Chữa trị sùi mào gà ở nam giới
Chữa trị sùi mào gà ở nam giới

25/07/2017

Em bị nổi mụn đỏ ở đầu dương vật, không bị ngứa hay khó chịu gì. Xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì và cách trị? Em cảm ơn.

Vaccin viêm màng não có thể phòng bệnh lậu
Vaccin viêm màng não có thể phòng bệnh lậu

02/08/2017

Một loại vaccin phòng viêm màng não có một tác dụng phụ không ngờ tới, đó là nó cũng nhắm đích tới bệnh lậu.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sùi mào gà
Biến chứng nguy hiểm của bệnh sùi mào gà

16/09/2017

Trước đây, bệnh sùi mào gà được coi là lành tính nhưng ngày nay đã gặp một số trường hợp trở thành ác tính (ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật).

Bệnh hột xoài là gì ?
Bệnh hột xoài là gì ?

08/10/2017

Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục được ít người biết và quan tâm đó là bệnh u lympho sinh dục hay là bệnh hột xoài.

4 bước nên biết khi sử dụng bao cao su
4 bước nên biết khi sử dụng bao cao su

24/10/2017

Rất nhiều người không biết cách sử dụng bao cao su đúng, đó là nguyên nhân dẫn đến cảm giác khó chịu, giảm khoái cảm, thậm chí “vỡ kế hoạch”… Để quan hệ tình dục an toàn, bạn cần nhớ 4 bước dưới đây:

4 căn bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa có thuốc chữa
4 căn bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa có thuốc chữa

19/09/2018

Người bệnh chỉ có thể sử dụng thuốc, phương pháp điều trị triệu chứng hoặc giảm nhẹ và buộc phải chung sống với các loại virus này suốt đời.

Sex bằng miệng liệu có an toàn cho vùng kín?
Sex bằng miệng liệu có an toàn cho vùng kín?

08/10/2018

Thực tế, quan hệ tình dục đường miệng có nhiều nguy cơ mắc bệnh sinh dục cao hơn nhiều so với đường truyền thống.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh lây qua đường tình dục
Những dấu hiệu nhận biết bệnh lây qua đường tình dục

04/11/2019

-Thông thường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban đầu thường không có biểu hiện rõ ràng, vì thế nhiều người không biết mình đã mắc bệnh nên không đi khám và điều trị sớm dẫn đến bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị và có thể làm lây bệnh cho đối phương.

Bài thuốc trị bệnh sùi mào gà
Bài thuốc trị bệnh sùi mào gà

11/11/2019

Trong y học cổ truyền, sùi mào gà thuộc phạm vi các chứng “táo vưu”, “tao hậu”, “táo hậu”... Về mặt trị liệu, nguyên tắc chung là phải thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tán kết bằng các phương pháp cụ thể như sau: