Bổ sung sắt cho thai phụ: Những điều cần lưu ý

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hoặc mệt mỏi ở người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị. Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh 1 tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100mg/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp, mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2-3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

Thai phụ cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt.

Bổ sung sắt qua chế độ ăn

Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Cơ thể hấp thu được 10-15% sắt từ động vật nhưng chỉ hấp thu được 5-10% sắt có trong thực vật. Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%), ăn dạng sắt dễ hòa tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu phosphor.

Bên cạnh việc bổ sung chất sắt, để việc tạo máu tốt hơn, các mẹ bầu cần bổ sung: Folate và dạng acid folic tổng hợp của nó, có thể được tìm thấy trong chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu và tăng cường bánh mì, ngũ cốc, mì ống; Vitamin B12 được tìm thấy tự nhiên trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng thêm vào một số loại ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành.

Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau (thất thoát sắt qua quá trình chế biến thực phẩm, công việc bận rộn...) nên các mẹ bầu không thể “nạp” đủ sắt từ thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của mình. Vì vậy, việc bổ sung sắt là cần thiết.

Lưu ý khi bổ sung sắt

Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy để cơ thể tăng cường hấp thu sắt bạn nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh... Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.

Không dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt nguyên chất phải cách xa nhau.

Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Dùng thuốc bổ sung sắt có thể giúp mẹ đảm bảo nạp đủ sắt mỗi ngày. Tuy nhiên việc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống bổ sung sắt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường. Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy...) thì không được dùng loại thuốc có sắt.

Bình luận của bạn

BÀI VIẾT KHÁC
Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu
Tác dụng diệu kỳ của ngô ngọt với bà bầu

05/04/2017

Ngô ngọt rất giàu các loại vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ mang thai.

Dinh dưỡng cho mẹ mang thai quyết định sự phát triển của con
Dinh dưỡng cho mẹ mang thai quyết định sự phát triển của con

06/04/2017

Một trong những nguyên nhân của tình trạng bé lớn lên thấp còi là do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý trong thời gian mang thai và cho con bú.

Muốn đẻ con thông minh hơn bố mẹ, bà bầu phải biết những điều này!
Muốn đẻ con thông minh hơn bố mẹ, bà bầu phải biết những điều này!

11/04/2017

Ngay từ trong bụng mẹ, não bộ thai nhi đã phát triển gần như hoàn toàn. Vì vậy, muốn con thông minh, mẹ phải chú ý từ khi mang bầu.

Những mốc khám thai quan trọng theo chuẩn WHO mới nhất
Những mốc khám thai quan trọng theo chuẩn WHO mới nhất

17/04/2017

Nếu như theo quy chuẩn hướng dẫn của WHO trước đây, phụ nữ mang thai chỉ cần thăm khám 4 lần thì con số này hiện nay đã tăng lên 8 lần. Vì sao lại như vậy?

Có nên ăn ốc khi mang thai?
Có nên ăn ốc khi mang thai?

19/04/2017

Theo quan niệm dân gian, người mẹ khi mang thai không nên ăn ốc vì dễ sinh ra em bé bị rớt dãi.

Ba căn bệnh bà bầu dễ mắc có thể đe dọa tính mạng thai nhi
Ba căn bệnh bà bầu dễ mắc có thể đe dọa tính mạng thai nhi

04/05/2017

Viêm nhiễm phụ khoa, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ là những căn bệnh nguy hiểm phụ nữ mang thai cần thận trọng.

Sảy thai vì ngại khám phụ khoa
Sảy thai vì ngại khám phụ khoa

19/04/2017

Phần lớn các bà bầu chỉ chăm chăm đi siêu âm để thấy hình con, mà không hề nghĩ đến nguy cơ những viêm nhiễm phụ khoa thông thường có thể khiến bà bầu mất con do sảy thai, đẻ non, vỡ ối…

Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?
Những trường hợp phụ nữ mang thai nào cần xét nghiệm Zika?

21/04/2017

Bộ Y tế khuyến cáo, một phụ nữ mang thai khi tính đến phương án xét nghiệm Zika thì chỉ nên thực hiện nếu đang mang thai trong ba tháng đầu có dấu hiệu: sốt phát ban hoặc các triệu chứng đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc; đang sinh sống hoặc đã đến những vùng có dịch; đã quan hệ với chồng hoặc bạn tình có xét nghiệm dương tính với Zika.

Đau mắt đỏ khi mang thai
Đau mắt đỏ khi mang thai

13/06/2017

Tôi đang mang thai tháng thứ 6 thì bị đau mắt đỏ. Xin hỏi quý báo, tôi nên làm gì để bệnh nhanh khỏi và liệu có ảnh hưởng gì tới em bé không?

Giúp mẹ hiểu thêm về siêu âm 3D và 4D
Giúp mẹ hiểu thêm về siêu âm 3D và 4D

24/07/2017

Việc nhìn ngắm con yêu qua những hình ảnh siêu âm 3D và siêu âm 4D là một niềm vui khó tả của các bà mẹ. Ngoài ưu điểm là mang lại những khung hình sống động, mẹ cũng cần tìm hiểu những lợi ích khác của siêu âm 3D và 4D, đồng thời nắm rõ những thời điểm tốt nhất để tiến hành

Những nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai
Những nguyên nhân thường gặp gây sẩy thai

06/04/2018

Nguyên nhân sẩy thai thường khó tìm, đến cả thầy thuốc nhiều khi cũng không thể giải thích, nhất là với trường hợp sẩy thai sớm

6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai
6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai

25/12/2019

Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt nhất để khi sinh con của chúng ta được khỏe mạnh.

Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai
Cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai

13/01/2020

Mất ngủ, khó ngủ dường như là nỗi sợ hãi mà rất nhiều bà bầu gặp phải, nhất là những người đang ở vào giai đoạn cuối thai kỳ.

3 bệnh dễ mắc khi mang thai
3 bệnh dễ mắc khi mang thai

12/03/2020

Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi nhiều.